Chuyển đến nội dung chính

MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ - MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ MÔI TRƯỜNG


Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
·         Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
·         Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
·         Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
1.     Những quy định chung.
2.     Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v...
3.     Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...
4.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
5.     Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
6.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
7.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.
8.     Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v...
5.     Suy thoái môi trường là gì?
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
6.     Tiêu chuẩn môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
1.     Những quy định chung.
2.     Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v...
3.     Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...
4.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
5.     Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
6.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
7.     Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.
8.     Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v...
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng".
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
a.     Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
b.     Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
c.      Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
d.     Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường".
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
e.      Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.
"An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người trong hệ thống đó".
Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học,...) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên. Trạng thái an ninh của riêng phân hệ sinh thái tự nhiên được gọi là an ninh sinh thái, do đó an ninh sinh thái là một khía cạnh của an ninh môi trường.
"Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường".
Đó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn:
"Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững".
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:
Trước khi thực hiện một dự án phát triển, người ta thường phải chú ý đến sức ép môi trường. "Sức ép môi trường là những khó khăn, trở ngại do môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội) tác động lên dự án phát triển".
Sức ép môi trường là yếu tố nằm ngoài của dự án và hoàn toàn không được mong đợi xảy ra khi triển khai dự án. Có thể phân loại sức ép môi trường thành hai loại như sau:
·         Sức ép môi trường "nằm trong" khả năng khắc phục của dự án. Ví dụ: Thiếu nước, thiếu mặt bằng xây dựng, cơ chế hành chính của địa phương chưa phù hợp, hạ tầng cơ sở chưa phát triển, ô nhiễm môi trường điểm du lịch... Nếu tăng cường đầu tư và hợp tác với địa phương sẽ giúp cho việc khắc phục các sức ép này.
·         Sức ép môi trường "nằm ngoài" khả năng khắc phục của dự án. Ví dụ: Chế độ khí hậu thời tiết, tai biến môi trường, điều kiện sinh thái độc hại, cơ cấu điều hành của địa phương không hiệu quả... Với loại sức ép này, tự thân khả năng của dự án không thể khắc phục được, cần có một chương trình rộng lớn hơn hỗ trợ. Do đó, dự án cần phải thích nghi, chịu đựng hoặc phải thay đổi.
Như vậy, có thể nhận thấy sự phân loại sức ép môi trường phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực, quy mô của dự án. Một yếu tố môi trường có thể là sức ép môi trường "nằm ngoài" khả năng khắc phục của dự án này nhưng lại "nằm trong" trong khả năng khắc phục của dự án khác có năng lực và quy mô lớn hơn. Phân loại như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc đánh giá nhanh tính khả thi của dự án và giúp cho việc tìm kiếm các giải pháp hạn chế, khắc phục các sức ép môi trường một cách hiệu quả nhất.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dânTổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:


Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới
ĐC: 168/21/22 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0466 846 890 / 0985 025 566 ( Mr Hiền)
Email: vanhienmt@gmail.com      
Yahoo: vanhienmt



Bài được đọc nhiều nhất

Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng

             TROPEN CO.,LTD chuyên hoàn thiện các hồ sơ xin giấy phép cho các thủ tục môi trường, tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép môi trường, đại diện giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy phép cho môi trường cho khách hàng, vì thế khách hàng không phải mất quá nhiều thời gian làm thủ tục hành chính. Khách hàng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi đến với dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép về môi trường của TROPEN CO., LTD. Thủ tục tư vấn môi trường bao gồm: 1.       Lập Báo cáo  Đánh giá tác động môi trường 2.       Lập bản Cam kết bảo vệ môi trường 3.       Đề án bảo vệ môi trường 4.       Xin phép xả nước thải 5.       Xin phép thăm dò và khai thác nước 6.       Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại 7.       Quan trắc môi trường 8.       Báo cáo hiện trạng môi trường 9.       Các dịch vụ tư vấn môi trường khác Khách hàng tư vấn các thủ tục xin cấp giấy phép môi trường tại Tropen Co., Ltd sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công t

TRÁM LẤP GIẾNG KHOAN

       Tại Điều 4 Chương I Quyết định 14/2007/QĐ-BTNMT Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định: Các loại giếng phải trám lấp  trong các trường hợp sau: 1. Giếng khai thác nước dưới đất: a) Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác; b) Giếng nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà không có nhu cầu, kế hoạch tiếp tục sử dụng hoặc giữ lại để sử dụng cho các mục đích khác; c) Giếng không khai thác trong thời gian liên tục từ một (01) năm trở lên mà không có biện pháp bảo vệ giếng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng; d) Giếng bị hư hỏng không khắc phục được; giếng bị suy giảm lưu lượng, mực nước không thể tiếp tục khai thác, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác. 2. Giếng khoan thăm dò nước dưới đất đã ho

QUY TRÌNH LẬP SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.      Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh Chất thải nguy hại thì cần phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại theo quy định. 2.      Mô tả công việc -   Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất. Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của Doanh nghiệp. -   Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác. -   Xác định mã đăng ký của các loại chất thải. -   Soạn công văn, lập thủ tục, hồ sơ Đăng ký chủ nguồn thải cho Doanh nghiệp. -   Trình nộp Sở tài nguyên và môi trường. Thông tin chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới ĐC: 168/21/22 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT:  Mr Hiền    0985.025.566 Email:  vanhienmt@gmail.com Yahoo: vanhienmt   

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I.    Đối tượng lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường ( Cấp Bộ) ( P hụ L ục III - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ) 1.      Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. 2.      Dự án có sử dụng diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu di tích lịch sử, văn hóa, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, các vùng thuộc khu dự trữ sinh quyển (trừ các dự án sử dụng diện tích đất thuộc vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển dưới 20 ha). 3.      Dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 300 MW có địa điểm nằm cách khu đô thị, khu dân cư tập trung dưới 02 km; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện khác công suất từ 600 MW trở lên; dự án xây dựng nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m 3 nước trở lên. 4.  

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Quan trắc môi trường là một trong các công việc bắt buộc để lập báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ nộp cho các cơ quan quản lý môi trường . Theo luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 tùy vào quy mô hoạt động và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng đơn vị, từng ngành nghề khác nhau để có mức độ, tần suất quan trắc môi trường khác nhau như: quan trắc môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, độ ồn, rung...vv...Mỗi một chương trình quan trắc đòi hỏi trình tự, quy trình và kỹ thuật quan trắc khác nhau để có thể đạt được kết quả khả quan nhất hoàn thiện báo cáo hoàn thành sát với nội dung mà doanh nghiệp đã cam kết với cơ quan quản lý môi trường trước đó. Thông tin chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới ĐC: 168/21/22 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT:  Mr Hiền    0985.025.566 Email:  vanhienmt@gmail.com Yahoo: vanhienmt   

Tại sao bạn nên chọn công ty Tư vấn môi trường Tropen Co., Ltd ?

Tropen Co., Ltd với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi trường.   Là đơn vị chuyên thực hiện các thủ tục pháp lý, lập các hồ sơ môi trường cần thiết đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các dự án đang xin giấy phép đầu tư cũng như đã và đang hoạt động: 1.       Lập Báo cáo  Đánh giá tác động môi trường 2.       Lập bản Cam kết bảo vệ môi trường 3.       Đề án bảo vệ môi trường 4.       Xin phép xả nước thải 5.       Xin phép thăm dò và khai thác nước 6.       Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại 7.       Quan trắc môi trường 8.       Báo cáo hiện trạng môi trường 9.       Các dịch vụ tư vấn môi trường khác Ngoài ra chúng tôi hoạt động mạnh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế ,lắp đặt thiết bị công nghệ, cải tạo, bảo dưỡng công trình, chuyển giao công nghệ các công trình xử lý nước. -          Xử lý nước cấp: hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn.... -          Xử lý thải: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,  x ử lý nước thải cho

HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường:     Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. II. Mô tả công việc: -        Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh. -        Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án. -        Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh -        Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. -        Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm. -        Đánh giá mức

TƯ VẤN & QUAN TRẮC MÔ TRƯỜNG - THIẾT KẾ - THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI - CUNG CẤP VẬT TƯ THIẾT BỊ

Th ư ngỏ Kính gửi: Quý khách hàng! Công ty TNHH Công   nghệ Môi trường Nhiệt Đới là nhà thầu và là nhà thiết kế, thi công cung cấp, sản xuất vật tư, thiết bị, xử lý nước và môi trường trong các lĩnh vực:      Nước sạch ·         Xử lý nước giếng khoan ·         Xử lý nước cấp nồi hơi ·         Thiết bị lọc nước tinh khiết ·         Diệt khuẩn, tiệt trùng ·         Vật liệu lọc      Nước thải ·         Tư vấn thiết kế ·         Xây lắp công trình mới ·         Sửa chữa, nâng công suất ·         Dịch vụ vận hành thuê ·         Sản xuất, cung cấp thiết bị, vật tư      Cơ khí chế tạo      Khí thải ·         Lọc bụi túi vải ·         Xử lý khí thải lò hơi ·         Xử lý hơi khí độc ·         Sản xuất, cung cấp vật tư, thiết bị      Tư vấn & Quan trắc ·         Quan trắc môi trường ·         Lập Đề án bảo vệ môi trường ·         Cam kết bảo vệ môi tr

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Báo cáo hiện trạng môi trường là cáo báo định kỳ về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh.Theo quy định hiện nay, các cơ sở phải nộp cho cơ quan quản lý môi trường tối thiếu một năm 02 lần. Báo cáo 06 tháng đầu năm nộp chậm nhất là ngày 15/7 và Báo cáo 06 tháng cuối năm nộp chậm nhất là 15/1 năm sau. Tuy nhiên tùy vào quy mô công suất và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của đơn vị mà cơ quan quản lý về môi trường có thể yêu cầu cụ thể số lần nộp báo cáo hiện trạng môi trường trong một năm. Sau khi khảo sát, quan trắc môi trường theo nội dung doanh nghiệp đã cam kết và tập hợp các thông tin, tài liệu liên quan để tiến hành viết Báo cáo hiện trạng môi trường tại doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý môi trường. Thông tin chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới ĐC: 168/21/22 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT:  Mr Hiền    0985.025.566 Email: vanhienmt@gmail.com Yahoo: vanhienmt